Ngứa tay hay làm – My works

A. Bài dịch:

  1. Oliver Sacks:

Water Babies

Remembering South Kensington

Tình đầu

B. Clip phụ đề đã up Youtube (chịu trách nhiệm từ dịch đến time và encode):

1. Clip kỷ niệm 50 năm Doctor Who (đã xin permission từ Geek Crash Course):

– Doctor thứ nhất: William Hartnell

– Doctor thứ hai: Patrick Troughton

– Doctor thứ ba: Jon Pertwee

– Doctor thứ tư: Tom Baker

– Doctor thứ năm: Peter Davison

– Doctor thứ sáu: Colin Baker

– Doctor thứ bảy: Sylvester McCoy

– Doctor thứ tám: Paul McGann

– Doctor thứ chín: Christopher Eccleston

– Doctor thứ mười: David Tennant

– Doctor thứ mười một: Matt Smith

2. Các clip lẻ:

– Phiên bản “Let It Go” của BBC Radio 1 do Arthur Darvill biểu diễn.

– Parody “The Ballad of Russell and Julie” (dựa trên Let’s Do It của Victoria Wood) do David Tennant, Catherine Tate, và John Barrowman biểu diễn. Chú giải xem ở đây.

C. Fanfiction:

I. Fanfiction tại fanfiction.net:

1. Tha thứ (Harry Potter fandom, WIP)

2. Journey’s Start (Doctor Who fandom, WIP, pairing Rose x Meta-Ten)

II. Fic dịch:

1. Anarchy in the U.K by Yahtzee (bản dịch) – đã xin permission. Fic gốc ở http://archiveofourown.org/works/673552/chapters/1232410

Chương: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đoạn kết   Hậu truyện

Vì lý do nào đó (mình chưa tiện mail hỏi) mà Yahtzee đã xóa fic gốc trên A03 (có thông báo trên tum của Yahtzee hồi 7/2015). Chỉ còn public 2 spin-off của Anarchy. Nếu có bạn nào muốn đọc bản gốc có thể mess cho mình, mình sẽ gửi bản pdf khi xưa save về để dịch cho.

you’re not asking for the wrong things. you have been asking the wrong person.

I should not need anything.

I do not have the rights to ask for a certain thing unless I am someone’s something, and what that is depends on what that person says.

I need to be perfect to be treated right.

It has been a long time, a very long time, living under those words. And even now, those words still ring in my ears from time to time.

I would give everything to get rid of those words, those codes running in the background of my mind. I would give decades of my life to have them purged. Cos then, I could live every day as it unfolds without being bothered by waves of emotional flashbacks ruining even my best moments.

But that is impossible. And I digress.

One year ago, I burst into tears when someone told me that I need not give anything back. That is not part of the deal; in fact, there is no deal at all. Now, I know (though I sometimes have to struggle with my distrust to believe it) that no deal is needed for me to be taken into consideration and cared for.

I used to be scared stiff when thinking about raising an issue or having a discussion about something that feels odd in a dynamic. I was terrified of hearing “who do you think you are to ask for this?” (which I had to hear for several years prior), of being called self-entitled or vain, of being left on read and ignored. I used to have to say sorry to the one at fault for daring to speak for myself, to endure belittlement, to be compared.

It came as utter surprise when they said sorry, even when they did not mean for such things to happen. When messages got responded, albeit late at times (cos life happens; but if messages are distress signals, it is certain they will get responded with support and understanding the moment they are opened). When plans are made and kept. When people explain their situations instead of telling me off.

And all of those happen without any labels, any obligations.

Those happen even know they know I am a huge blob of anxiety and overthinking. I don’t even need to have it together all the time. They are happy to hear any new changes in my life, but my life won’t get criticised when it rolls in its old rhythm. My life is my life. Noone wants to interfere, but they want to contribute.

Even as a relationship anarchist, I still have anxiety around my significance and my value in people’s eyes all the time. I still envy people for a lot of things I don’t even want (but told to want by hetereo-mononormativity). I still shake from insecurities every now and then.

But it has been easier to wait them all out. To sleep with little difficulty and to wake up feeling better. To live and ride my chaotic mind.

10 years after choosing to become a fangirl (one of my best decisions in life), i choose to become a slut this year and that is another one of my best decisions in life too haha.

I choose to hold complete sovereignty over my own body and happiness. I find enough courage to leave a toxic relationship. I find meaningful relationships and enjoy/deal with things as they unfold.

I learn enough about leaving nothing to chance and leave everything to chance when needed. What’s a better way to live?

Thư gửi thi nhân trẻ, số 7

Rome

14 tháng 5, 1904

Cậu Kappus mến,

Cũng đã lâu từ khi tôi nhận được lá thư cuối của cậu. Xin cậu đừng phiền lòng; trước là công việc, rồi một số chuyện nọ kia cản trở, sau rốt là người cứ không khỏe nên tôi chẳng thể hồi đáp, vì tôi muốn câu trả lời của mình nảy ra trong ngày bình yên vui vẻ. Giờ thì tôi đã thấy khá hơn (những ngày đầu xuân chuyển mùa ẩm ương, khó ở nơi tôi sống cũng khó chịu đựng không kém) và một lần nữa, cậu Kappus mến, tôi lại có thể chào và đàm đạo với cậu (vốn là vinh hạnh của tôi) về chuyện này chuyện nọ trong thư cậu viết, bằng hết sức mình.

Cậu thấy đấy: tôi đã chép bài sonnet của cậu ra, vì tôi thấy bài thơ đơn sơ dễ mến và sinh trong dáng hình lịch thiệp lặng lẽ. Đó là bài thơ hay nhất mà cậu từng cho tôi đọc. Và giờ tôi gửi lại cậu bản chép tay này vì tôi biết chuyện tái khám phá tác phẩm của chính mình trong thủ bút của người khác là quan trọng và đầy trải nghiệm mới. Hãy đọc bài thơ như cậu chưa thấy nó bao giờ, và cậu sẽ nhận ra sâu trong tâm khảm bao nhiêu trong nó thật sự là của mình.

Tôi rất lấy làm vui được đọc bài thơ và thư của cậu, thường xuyên; cảm ơn cậu vì cả hai.

Và xin cậu đừng để mình bối rối trong lẽ cô độc chỉ vì có thứ gì đó bên trong cậu muốn thoát khỏi chốn ni. Mong ước đó, nếu cậu bình tĩnh khôn ngoan sử dụng như bao nhiêu công cụ khác, sẽ giúp cậu phát tán lẽ cô độc của mình đi xa. Nhiều người (với sự giúp đỡ từ mực thước) đã đi tìm giải pháp dễ dãi nhất trong số dễ dãi; nhưng rõ là chúng ta phải tin vào những gì khó khăn; mọi thứ sống đều tin vào đó, mọi thứ, như cách Tự nhiên sinh sôi và bảo vệ chính nó bằng mọi giá, và ngẫu nhiên là bản thân nó, bất chấp tất cả để được là bản thân nó, mặc mọi đối nghịch. Chúng ta biết hẵng còn ít lắm, nhưng chuyện chúng ta phải tin vào thứ khó là một điều chắc chắn không bao giờ rời bỏ ta; cô độc tốt, vì cô độc khó; rằng chính vì một thứ khó mà ta càng phải chọn nó mà làm.

Yêu thương cũng tốt nữa: vì yêu thương khó lắm. Vì để một con người yêu được một con người khác: có lẽ đó là nhiệm vụ khó khăn nhất chúng ta từng được giao cho, nhiệm vụ tối thượng, bài kiểm tra và chứng cứ sau cùng, thứ công việc mà mọi công việc khác chỉ là để chuẩn bị cho nó. Đó là lý do vì sao người trẻ, vừa bắt đầu mọi thứ, chưa thể biết yêu: đó là thứ ta phải học mới biết. Bằng cả con người mình, tâm sức của mình, tụ hội lại quanh trái tim đơn độc, bồn chồn, đập ngày càng nhanh của mình, họ phải học cách yêu. Nhưng việc học cần thời gian dài và tách biệt, nên chuyện yêu, cho chặng đường dài phía trước và sâu vào cuộc sống, chính là: đơn độc, một dạng cô đơn nâng cao và đào sâu dành cho người muốn yêu. Đầu tiên, yêu không phải là hòa nhập, buông xuôi bản thân, và kết hợp với người khác (hợp nhất có nghĩa lý gì khi hai người chẳng rõ ràng, chẳng hoàn chỉnh, và vẫn trúc trắc chẳng xuôi?), mà đó là kích thích cao độ con người bớt non nớt, để trở thành thứ tự thân, trở thành một thế giới, thế giới trong chính mình vì người khác; đó là một lời công nhận lớn lao, đòi hỏi, thứ đã chọn và gọi ta đi đến những chân trời xa. Chỉ với ý nghĩa này, chỉ với nhiệm vụ hoàn thiện bản thân (“trui rèn đêm ngày”), người trẻ may ra mới có thể khiến thứ tình họ được ban cho hữu dụng. Hòa nhập, buông bỏ, và tất cả các dạng phối ngẫu khác đều không dành cho họ (vốn vẫn còn một thời gian dài, rất dài để cứu rỗi và xốc vác bản thân); đó là thứ tối thượng, và có lẽ là lý do mà cuộc đời con người vẫn còn hẹp lắm.

Nhưng đây cũng là chỗ người trẻ thường làm sai thảm hại: họ (vốn còn bồng bột) tung bản thân mình vào người khác khi tình yêu ập tới, họ rải bản thân ra, như chính bản thân họ, một cách hỗn độn, vô trật tự, ngơ ngác. Và rồi chuyện gì sẽ đến? Cuộc sống có thể làm gì với chồng thứ nửa vỡ nửa lành mà họ gọi là tác hợp và rằng họ muốn gọi hạnh phúc, nếu có được, là tương lai của mình? Rồi mỗi người đánh mất bản thân vì người khác, rồi đánh mất đối phương, đánh mất cả những người còn đợi mình ở tương lai. Và mất những quãng trời và khả năng xa rộng, từ bỏ những Thứ dịu dàng, dự liệu đến rồi đi để đổi lấy sự bối rối không đi đến đâu, chẳng mang đến thứ gì nữa; chẳng gì nữa trừ chút khinh rẻ, thất vọng, và đói khát, chạy trốn vào một trong những mực thước được dựng nên hàng hàng đống như mái ấm công cộng trên con đường nguy hiểm nhất. Chẳng trải nghiệm sống nào của con người lại đầy rẫy khuôn khổ như trải nghiệm này cả: có phao muôn hình vạn trạng, thuyền rồi phao tay; xã hội đã có khả năng tạo ra nơi tị nạn đủ mọi thể loại, và vì nó muốn xem đời sống tình cảm như một thú vui, nên phải cho tình cảm một hình dạng dễ dàng, rẻ tiền, an toàn, và chắc chắn, không khác gì nơi vui chơi công cộng.

Đúng là nhiều người trẻ yêu sai, buông tay từ bỏ lẽ cô độc của mình (người trung bình dĩ nhiên luôn sẽ làm thế), sẽ thấy bị thất bại của mình áp bức và muốn làm cho tình huống mình đã rơi vào còn có thể sống và đơm hoa theo cách riêng của bản thân. Vì bản năng cho họ biết câu hỏi về yêu thương, hơn cả mọi thứ quan trọng khác, không thể được giải quyết giữa bao người, theo thỏa thuận này kia; rằng chúng là những câu hỏi thân mật từ một người đến một người khác, mà ở mỗi trường hợp sẽ yêu cầu một câu trả lời mới, đặc biệt, hoàn toàn cá nhân. Nhưng làm sao mà họ, vốn đã tung mình vào nhau và không còn biết thứ gì là của ai, đã không còn sở hữu thứ chi của riêng họ, làm sao họ có thể tìm được lối ra khỏi bản thân, ra khỏi nấm mồ sâu nơi đã chôn đi lẽ cô độc của mình?

Họ hành động theo nỗi bất lực chung, và nếu, nếu với hảo ý, họ sẽ cố trốn khỏi cái khuôn thước đang tiến gần (như hôn nhân) để rồi rơi vào bàn tay của một giải pháp thường tình ít lộ liễu hơn nhưng cũng chí tử chẳng kém. Vì quanh họ chỉ toàn là khuôn là khổ. Nơi nào người ta cư xử dự trên sự tác hợp mờ mịt, chưa đủ độ chín, thì hành vi nào cũng theo khuôn cả: sự can hệ nào đến từ sự bối rối cũng có lề thói của riêng nó, dù lạ thường (hay như người ta hay nói, thất đức) đến đâu; đến chuyện chia tay cũng là một bước đi dễ đoán, một quyết định khách quan, tình cờ, không có sức mạnh, không đơm hoa trái.

Những ai nghiêm túc mà nhìn cũng thấy là với cái chết, vốn khó, và yêu thương vốn chẳng dễ dàng, chẳng có gì rõ ràng, chẳng có giải pháp, chẳng có lối đi vạch trước; với cả hai thứ được gói ghém mà chúng ta nâng trên tay chứ chẳng mở ra đó, chẳng có quy luật chung nhất, được đồng thuận nào để mà khám phá. Nhưng cũng như khi ta bắt đầu tự mình tìm hiểu cuộc đời, những Gì tuyệt vời sẽ đến với ta, từng con người riêng lẻ, với sự gần gũi mạnh mẽ. Công trình tình cảm khó khăn giúp ta phát triển tuyệt vời lắm, và chúng ta, những kẻ chập chững, chẳng thể ngang bằng. Nhưng nếu chúng ta chịu gồng gánh và mang trên vai tình cảm này, như một gánh học việc, thay vì đánh mất bản thân trong trò chơi dễ tựa lông hồng mà người ta dùng để trốn tránh khỏi sự trang nghiêm của tồn tại bản thân, thì hậu bối có thể nhận ra một bước tiến nho nhỏ và chút ánh sáng rõ ràng. Vậy mà nhiều lắm rồi.

Chúng ta giờ đây chỉ mới bắt đầu cân nhắc mối can hệ của một cá nhân với một cá nhân thứ hai một cách khách quan và không có định kiến, và nỗ lực sống trong các mối quan hệ đó chưa hề có hình mẫu để noi theo. Vậy mà thời thế đổi thay đã mang đến nhiều thứ có thể giúp con đường học việc khiêm nhường của chúng ta.

Đàn bà con gái, trong biến chuyển mới, riêng rẽ của họ, sẽ trở thành người bắt chước hành vi (đúng và sai) của đàn ông và lặp lại công việc của đàn ông trong thời gian ngắn. Sau những chuyển mình vô định đó, sẽ trở nên hiển nhiên rằng phụ nữ trải qua đa hình vạn trạng những cải trang (thường lố bịch) đó chỉ để họ có thể thanh tẩy bản chất cố hữu của mình và gột sạch ảnh hưởng xiêu vẹo từ nam giới. Phụ nữ, nơi cuộc sống dừng chân và trú ngụ tức thời hơn, có hậu hơn, và tự tin hơn, hẳn sẽ “chín” và đầy nhân tính hơn hạng đàn ông dễ dãi vô lo không bị níu chân bởi gánh nặng nòi giống mà không ngoi lên được bề mặt cuộc sống, những kẻ cao ngạo gấp gáp xem thường thứ họ nghĩ họ yêu thương. Nhân tính của phụ nữ, mang trong tử cung qua khổ đau và miệt thị, sẽ lộ hình ngoài ánh sáng khi họ đã rũ bỏ thói nhi nữ thường tình, chuyển mình ngoài xã hội, và những gã đàn ông chẳng nhìn ra chuyện đó đang đến sẽ lấy làm kinh ngạc. Một ngày nào đó (hoặc như bây giờ, đặc biệt ở những nước Bắc Âu, các dấu hiệu đáng tin cậy đã lên tiếng và tỏa sáng), một ngày nào đó sẽ có đàn bà con gái với cái tên không còn gắn với đàn ông, mà là tự thân, không khiến ai nghĩ đến tính phụ trợ hay giới hạn, mà chỉ về cuộc sống và thực tế: một con người là nữ.

Bước tiến bộ này (lúc đầu khá ngược với mong muốn của đám đàn ông bị bỏ lại phía sau) sẽ biến chuyển trải nghiệm yêu thương, mà hiện giờ đầy rẫy lỗi sai, sẽ đổi thay tình cảm từ gốc, và nhào nặn nó thành một mối quan hệ nhẽ ra phải có giữa người với người, không chỉ từ nam đến nữ. Và thứ tình yêu nhân hậu hơn này (vốn sẽ phụng sự bản thân nó với sự cân nhắc và sự dịu dàng vô tận, và lòng nhân hậu cũng như minh bạch trong gắn kết và thả tự do) sẽ mang dáng hình của thứ mà chúng ta giờ đang cam go, tranh đấu mà chuẩn bị: thứ tình yêu chất chứa điều này: hai lẽ cô độc bảo vệ, sát kề và chào đón nhau.

Và còn một chuyện nữa: Đừng nghĩ tình cảm cao cả cậu từng được ban cho khi còn bé giờ đã mất đi; làm sao cậu biết liệu những ước ao bao la hào phóng đó không chín muồi trong cậu theo thời gian, và trong mục tiêu cậu vẫn đang sống theo hiện giờ? Tôi tin rằng tình yêu đó vẫn còn rất mạnh mẽ rất bạo liệt trong ký ức của cậu vì đó là thứ cô độc đầu tiên và những viên gạch đầu cậu tự xây trong đời mình. – Chúc cậu muôn điều phước, cậu Kappus!

Thương mến,

Rainer Maria Rilke

Tình đầu

Tháng 1/1946, lúc mười hai tuổi rưỡi, tôi chuyển từ trường ôn thi The Hall ở Hampstead đến một ngôi trường rộng lớn hơn nhiều, St. Paul’s, tại Hammersmith. Cũng chính tại đó, tại Thư viện Parker, tôi lần đầu gặp Jonathan Miller. Tôi đang trốn trong góc phòng đọc một quyển sách thế kỷ 19 về tĩnh điện – vì lý do nào đó chả nhớ, đọc về “trứng điện” – thì một bóng người trùm lên trang sách. Tôi ngước lên, thấy một cậu bé cao lều khều với khuôn mặt lanh lợi, sáng sủa, cùng đôi mắt láu cá và mái tóc hung rực rỡ. Chúng tôi bắt chuyện, và trở thành bạn thân từ ấy đến nay.

Trước thời điểm đó, tôi chỉ có một người bạn thực thụ, Eric Korn, quen biết từ nhỏ. Eric theo bước tôi từ The Hall đến St. Paul’s, và giờ cậu cùng tôi và Jonathan tạo thành một bộ ba không rời, chẳng những vì lý do cá nhân mà còn lý do gia đình nữa (mấy ông cha 30 năm trước học trường y chung với nhau, và ba gia đình vẫn còn thân). Jonathan và Eric không thích Hóa học như tôi – dù một hai năm trước họ từng cùng tôi làm một thí nghiệm hóa bùm chéo: quăng một nhúm to kim loại natri vào hồ Highgate ở Hampstead Heath rồi cũng háo hức xem nó bắt lửa chạy vòng quanh mặt hồ như một thiên thạch sổ lồng, cùng ánh lửa vàng khổng lồ bên dưới – nhưng họ rất thích thú với Sinh học, và không chóng thì chầy, chúng tôi lại cùng ngồi trong lớp Sinh học, và cùng phải lòng giáo viên môn sinh của mình, Sid Pask.

Thầy Pask rất tuyệt. Thầy cũng hẹp hòi, kỳ thị, lắp ba lắp bắp (chúng tôi cứ hay làm trò nhại thầy), và không thông minh xuất chúng. Bằng cách này hay cách khác: dìm hàng, mỉa mai, chê cười hay ép buộc, thầy đều khiến chúng tôi quay lưng với tất cả các hoạt động khác – thể thao hay tình dục, tôn giáo hay gia đình, và cả các môn khác ở trường. Thầy ra yêu sách là chúng tôi chỉ được một đường mà đi như thầy.

Đa số học trò đều nhận thấy thầy là một quản đốc có yêu cầu trên trời. Họ sẽ làm mọi thứ để trốn khỏi bá quyền nhỏ nhen của ông thầy chi li này, theo cách nhìn của họ. Giằng co được một thời gian, rồi không còn phản kháng nữa – họ được tự do. Thầy Pask không còn chỉ trích họ hay đòi hỏi thời gian và công sức ở họ một cách ngớ ngẩn nữa.

Nhưng mỗi năm đều có vài đứa trong lớp phản hồi lại thách thức của thầy Pask. Đổi lại, thầy dành tất cả cho chúng tôi – thời gian và sự tận tụy dành cho môn Sinh học của thầy. Chúng tôi sẽ ở lại đến khuya cùng thầy ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Chúng tôi sẽ hy sinh ngày nghỉ cuối tuần đi xem trưng bày cây cỏ. Chúng tôi sáng sớm mùa đông lạnh lẽo tinh mơ đã thức để tham dự khóa học nước ngọt tháng Giêng của thầy. Và mỗi năm một lần – ký ức này vẫn còn chút ngọt ngào đến sâu răng mỗi khi nhớ lại – chúng tôi sẽ cùng thầy đi Millport ba tuần để học sinh học hải dương.

Millport, ở duyên hải bờ Tây Scotland, có một trạm sinh học biển trang bị ngon lành, ở đó chúng tôi được chào đón và dẫn đi xem các thử nghiệm đang tiến hành. (Thời đó, các quan sát nền móng về sự phát triển của nhím biển đang được tiến hành, và Ngài Rothschild, hiện đang tiến hành thử nghiệm thụ tinh nhím biển sắp nổi tiếng, đã rất nhẫn nại với các cậu nam sinh nhiệt tình cứ bu quanh ngó vào mấy cái đĩa petri có ấu trùng pluetus.) Jonathan, Eric và tôi cùng đi thực địa vài lần trên bờ biển đá gập ghềnh, đếm động vật và tảo biển thấy được trên mỗi mẫu diện tích được giao, từ đỉnh đá phủ đầy địa y (với danh pháp xanthoria parietina) đến bờ biển và hồ thủy triều bên dưới. Eric đặc biệt khéo léo tinh tường; có lần, khi cần dây dọi để đo chiều cao nhưng không biết tìm chỗ nào để treo, cậu đã moi một con sên biển từ chân đá, đặt đầu dây xuống dưới, và nối lại chắc nịch ở phía trên, dùng nó làm kim ghim tự nhiên.

Chúng tôi đều theo các nhóm động vật khác nhau: Eric mê mẩn các loại hải sâm; Jonathan thích họ rươi lấp lánh; còn tôi khoái mực, bạch tuộc, tất cả họ chân đầu – loài mà theo tôi là thông minh và xinh đẹp nhất trong họ không xương sống. Một ngày nọ, chúng tôi cùng đi xuống bờ biển, đến Hythe tại Kent, nơi ba mẹ Jonathan tậu một căn nhà nghỉ hè, và hôm đó đã đi câu trên tàu cá cả ngày. Ngư dân thường sẽ quăng mực trở lại biển nếu chúng mắc lưới (mực không phải là món khoái khẩu của dân Anh). Nhưng tôi khăng khăng nhờ họ giữ chúng cho mình, và đến khi ba đứa đến nơi thì đã có mấy chục con mực sẵn. Chúng tôi mang mực về nhà bằng xô và hộp, đặt vào lọ lớn ở tầng hầm, và thêm vào chút cồn để lưu giữ. Ba mẹ của Jonathan đã đi vắng, nên chúng tôi chẳng cần ngại ngần. Chúng tôi sẽ có thể mang hết chúng về trường, cho thầy Pask – tưởng tượng ra thầy sẽ cười kinh ngạc khi chúng tôi mang vào lớp – và mỗi người trong lớp sẽ có một con để phân tách, mấy đứa mê chân đầu sẽ có hẳn hai ba con. Tôi sẽ thuyết trình về chúng ở Field Club, huyên thuyên về trí khôn, bộ não to, đôi mắt có võng mạc lồi, màu sắc thay đổi chóng vánh của chúng. 

Vài ngày sau, lúc ba mẹ Jonathan sắp về, chúng tôi nghe những tiếng thụi trầm đục từ tầng hầm, thế là đi xuống tìm hiểu, và phát hiện ra một cảnh tởm lợm: con mực, không được bảo quản tốt, đã trương lên và phát sinh khí làm nổ vỡ hết lọ, văng một đống mực lên tường và sàn nhà; thậm chí trên trần cũng dính vài mẩu nhỏ. Mùi ương thối kinh khủng không tưởng nổi. Chúng tôi cố hết sức cạy và lau tường sàn, dọn sạch hết các mẩu mực. Chúng tôi phun cả vòi nước xuống hầm, cười sặc sụa, nhưng vẫn không hết mùi, và khi mở cả cửa chính lẫn cửa sổ để làm hầm thoáng khí, mùi hôi bay vượt ra khỏi không gian tòa nhà, gây chướng khí trong bán kính gần 50m xung quanh.

Eric, luôn nhanh trí, đề xuất rằng chúng tôi nên ngụy trang, hay thay thế, mùi đó bằng một mùi mạnh hơn, nhưng dễ chịu – và chúng tôi quyết định sẽ chọn mùi dừa. Chúng tôi gom tiền lại mua một chai to, dùng nó tẩy tầng hầm, rồi rắc khắp nhà và khắp phần đất quanh nhà. 

Một tiếng sau thì ba mẹ Jonathan về đến, và khi đến gần tòa nhà thì bị mùi dừa choáng ngợp xộc vào mũi. Nhưng khi đến gần hơn, họ chạm trán vùng đầy mùi mực thối – hai mùi này, hai khí này, vì lý do nào đó đã chen lẫn với nhau trong khoảng không hai mét. Trước khi đến được hiện trường vụ án, tầng hầm, thì mùi đã không thể chịu nổi. Cả ba đứa chúng tôi đều thẹn cả người. Đặc biệt là tôi, vì sự vụ là từ lòng tham của tôi mà ra (chẳng phải một con mực là đủ sao?) và sự ngốc nghếch không nhận ra mẫu vật cần bao nhiêu cồn mới đủ. Ba mẹ của Jonathan phải rút ngắn chuyến du lịch và về nhà (còn căn nhà nghỉ thì đến mấy tháng sau vẫn không thể ở). Nhưng tình yêu tôi dành cho loài mực vẫn không suy suyển.

Có lẽ có thể giải thích chuyện này bằng Hóa học, hoặc Sinh học, vì mực (như các loài động vật thân mềm và giáp xác) có máu xanh, không phải đỏ, do chúng phát triển một hệ thống vận chuyển oxy hoàn toàn khác với động vật có xương chúng ta. Huyết sắc tố của chúng ta, hemoglobin, chứa sắt, còn huyết sắc tố màu xanh lam-lục của chúng, hemocyanin, chứa đồng. Sắt và đồng có mức oxy hóa khác nhau, cũng có nghĩa là chúng có thể dễ dàng lấy oxy từ phổi, chuyển lên mức oxy hóa cao hơn, và nhả ra vào các mô khi cần. Nhưng tại sao lại dùng sắt và đồng khi có một kim loại khác – vanadium, ở khá gần hai chất này trong bảng tuần hoàn – có ít nhất bốn mức oxy hóa khác nhau? Tôi tự hỏi là các hợp chất vanadium có từng được dùng làm huyết sắc tố chưa, và hưng phấn hết cỡ khi nghe rằng vài loài hải tiêu và sống đuôi mang trong mình nhiều vanadium và có những tế bào đặc biệt, gọi là vanadocyte, chuyên trữ chất này. Vì sao chúng có các tế bào đó là một bí ẩn; vì chúng chẳng phải một phần của hệ thống vận chuyển oxy.

Kỳ quặc và láo xược thay, tôi nghĩ tôi đã giải được bí ẩn này trong một chuyến du ngoạn hàng năm đến Millport. Nhưng tôi chẳng đi xa hơn việc thu thập một giạ hải tiêu (cũng với lòng tham không đáy đã khiến tôi gom cả mớ mực ngày trước). Tôi nghĩ mình có thể thiêu mấy con này và đo nồng độ vanadium trong tro (tôi đọc được ở đâu đó rằng có vài loài có thể lên trên mức 40%). Điều này dẫn tôi đến ý tưởng làm ăn duy nhất từng có: mở một trang trại vanadium – hàng mẫu hải điền, gieo đầy hải tiêu. Tôi sẽ dùng chúng để trích xuất vanadium quý giá từ nước biển, theo cách chúng đã làm rất hiệu quả trong ít nhất 300 triệu năm qua, rồi bán với giá 500 bảng mỗi tấn. Nhưng cũng nhận ra, vấn đề duy nhất là phải thảm sát bao nhiêu con hải tiêu mới làm được vậy, và tôi kinh hãi với chính suy nghĩ diệt chủng của mình.

Nhớ về South Kensington

Dịch từ Remembering South Kensington  trong quyển Everything in Its Place: First Loves and Last Tales của Oliver Sacks

Tôi đã yêu bảo tàng từ lâu lắm. Chúng đóng vai trò trung tâm trong đời sống của tôi, trong việc kích thích trí tưởng tượng và mở mắt cho tôi về trật tự thế giới dưới dạng sống động, kiên cố, nhưng cũng gọn ghẽ, một thế giới thu nhỏ. Tôi thích vườn thực vật và sở thú cũng là vì thế: chúng mang đến một thiên nhiên được phân loại, một cuộc sống lớp lang. Về mặt này, sách vở không được thực cho lắm; toàn chữ là chữ. Bảo tàng sắp xếp những gì có thật, biểu trưng cho tự nhiên.

Bốn đại bảo tàng ở South Kensington – đều nằm trong cùng một mảnh đất và đều xây theo phong cách baroque High Victoria – được tựu hình như một thể thống nhất đa diện, một phương cách khiến cho lịch sử tự nhiên và khoa học và nghiên cứu về văn hóa nhân loại trở nên đại chúng và dễ tiếp cận cho mọi người.

Chuỗi bảo tàng này (cùng với Học viện Hoàng gia và những bài giảng nổi tiếng vào Giáng sinh) là một viện giáo dục độc đáo kiểu thời Victoria, và với tôi từ nhỏ đến giờ, vẫn đại diện cho cái chất nên có của bảo tàng.

Có Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Khoa học, và Bảo tàng Victoria và Albert dành cho lịch sử văn hóa. Tôi là dạng thích khoa học nên chưa từng đến cái cuối, nhưng xem cả ba cái còn lại như một nơi duy nhất và đến đó thường xuyên, vào những chiều rỗi rảnh, vào cuối tuần, vào những ngày lễ, bất cứ khi nào có thể. Tôi ghét bị tống ra ngoài vào giờ đóng cửa, và có một đêm đã lập mưu ở lại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, trốn trong Phòng trưng bày Hóa thạch Động vật Không xương sống (vốn không được canh kỹ như Phòng trưng bày Khủng long hay Cá voi) và dành một đêm ma mị một mình trong bảo tàng này, cầm đèn pin rảo bước hết phòng trưng bày này đến phòng trưng bày khác. Những con vật quen thuộc trở nên ghê gớm, lạ thường, và khi tôi lót tót trong đêm, mặt chúng bỗng trồi ra từ bóng tối rồi lơ lửng như bóng ma dưới ánh đèn pin le lói. Bảo tàng, khi không có ánh sáng, là nơi loạn trí, và khi trời sáng tôi mừng hết sức.

Tôi có nhiều bạn ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên – Cacops và Eryops, những hóa thạch lưỡng cư khổng lồ trên sọ có một cái lỗ cho con mắt thứ ba; con sứa họ Cubomedusae tên Charybdea, động vật cấp thấp nhất có thần kinh trung ương và mắt; các mẫu thổi thủy tinh xinh đẹp cho tảo Radiolaria và Heliozoa – nhưng tình cảm sâu đậm nhất của tôi, đam mê đặc biệt nhất, lại dành cho loài chân đầu, mà tại bảo tàng này có hẳn một bộ sưu tập hoành tráng.

Tôi dành hàng giờ ngắm mấy con mực: Sthenoteuthis caroli, bị mắc cạn trên bờ biển Yorkshire năm 1925, hoặc con Vampyroteuthis lạ lùng, đen tuyền (mừng quá nó chỉ là một mẫu vật bằng sáp), một hình dáng hiếm hoi vùng biển sâu có mạng hình dù giữa những xúc tu được dát bằng những ngôi sao lấp lánh ở các nếp gấp. Và dĩ nhiên không thể thiếu Architeuthis, ông hoàng của loài mực khổng lồ, đang một mất một còn với một con cá voi.

Nhưng không phải chỉ có những gì khổng lồ, xa lạ mới thu hút sự chú ý của tôi. Đặc biệt tại các phòng trưng bày côn trùng và động vật thân mềm, tôi thích mở các ngăn kéo dưới các kệ để xem tất cả các biến thể, phân loại của một loài hay một cái vỏ, và những nơi cư trú ưa thích khác nhau của chúng. Tôi không thể như Darwin đến quần đảo Galápagos và so sánh từng loài chim trên các đảo, nhưng có thể làm thứ gần như vậy trong bảo tàng. Tôi có thể là người yêu tự nhiên gián tiếp, một du khách tưởng tượng có tấm vé đi vòng quanh thế giới mà lại không cần bước chân ra khỏi South Kensington.

Và thỉnh thoảng, khi nhân viên bảo tàng đã quen mặt tôi, tôi sẽ được cho bước qua một cánh cửa khóa khổng lồ, vào thế giới riêng tư của tòa nhà Spirit mới, nơi tiến hành các công việc thật sự của một bảo tàng: nhận và phân loại mẫu vật từ khắp nơi trên thế giới, kiểm tra, phân tích, nhận biết loài mới – và đôi khi là chuẩn bị một triển lãm đặc biệt. Tôi dành từ ngày này qua ngày khác trong tòa Spirit Building trước khi đến Oxford; người bạn Eric Korn của tôi thì dành đến cả năm ở đó. Ngày xưa cả hai đứa tôi đều phải lòng sự lớp lang – và trong thâm tâm chúng tôi thấy mình là các nhà tự nhiên học thời Victoria.

Tôi yêu thích diện mạo kính-và-gỗ-xà-cừ kiểu cũ của bảo tàng và lấy làm bức xúc lúc nó bỗng trở nên hiện đại và bắt đầu dựng nên các trưng bày thời thượng ngày tôi đi học đại học vào những năm 1950 (cuối cùng đến mức tương tác luôn). Một người bạn khác, Jonathan Miller, cũng đồng tình với sự khinh rẻ và hoài cổ của tôi. “Mình có chấp niệm với thời đầu thế kỷ 20,” cậu chàng từng viết cho tôi như thế. “Mình cứ mong mỏi cả cái bảo tàng bỗng dưng chìm vào không gian đơn sắc u ám thời 1876.”

Phía ngoài Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên là một khu vườn êm ái, đầy thân cây Sigillaria, một loài cây hóa thạch đã tuyệt chủng từ lâu, và tập hợp nhiều loại Calamite. Tôi bị khu vườn thực vật hóa thạch này thu hút cực mạnh; nếu Jonathan hoài niệm về năm 1876 đơn sắc u ám, thì tôi muốn tuyền một màu xanh lục của những khu rừng dương xỉ và thường xanh thời Jurassic. Khi còn thiếu niên, tôi còn mơ đến thạch tùng khổng lồ và cây đuôi ngựa, những cánh rừng gymnosperm nguyên thủy khổng lồ từng ôm ấp địa cầu – và thật bức xúc khi nhận ra chúng đã biến mất từ lâu, còn thế giới giờ bị các loài cây có hoa hiện đại màu mè xâm chiếm. 

Từ khu vườn hóa thạch thời Jurassic của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đi chưa đầy trăm mét là đến Bảo tàng Địa chất, hầu như lúc nào cũng hoang vắng, ít ra trong mắt tôi là thế. (Buồn thay, bảo tàng này giờ không còn tồn tại; các bộ sự tập ở đó đã được gộp vào Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.) Ngày trước, nơi này đầy các kho báu đặc biệt, sự thư thái bí ẩn, dành cho đôi mắt hiểu biết và kiên nhẫn. Có một tinh thể antimony sulfide khổng lồ, còn gọi là stibnite, từ Nhật. Nó cao đến thước tám, một dương thể, một cái totem, và nó cuốn hút tôi theo một kiểu quái lạ, gần như chiêm bái. Lại có phonolite, một khoáng vật từ Devils Tower ở Wyoming; các cô chú canh gác, một khi đã quen mặt tôi, sẽ cho phép tôi vỗ vào đó, và nó phát ra một tiếng bum nhàm chán nhưng vang vọng như tiếng cồng chiêng, như thể ai đó vừa gõ vào miếng tăng âm của đàn dương cầm.

Tôi yêu thích cảm giác về một thế giới không-sự-sống ở đây – vẻ đẹp của tinh thể, cảm giác hoàn hảo khi chúng được tạo ra từ mạng lưới nguyên tử y hệt nhau. Tôi dành hàng giờ tìm hiểu tinh thể sulfur màu vàng nhạt và tinh thể florite màu tím nhạt – san sát, như đá quý, như ảo giác – và, ở phía đối lập, những dạng “sinh thể” kỳ lạ của kidney ore, hematite, nhìn y hệt như quả thận của các loài động vật khổng lồ đến mức có một chốc tôi phải tự hỏi mình đang ở bảo tàng nào.

Nhưng rốt cục tôi cũng trở về với Bảo tàng Khoa học, là nơi đầu tiên tôi đặt chân tới. Mẹ tôi thường dẫn anh em nhà tôi đến đây trước Thế chiến I, khi tôi còn là trẻ con. Bà sẽ dẫn chúng tôi đi xem các trưng bày tuyệt diệu – máy bay thời đầu, các cỗ máy trông như khủng long thời Cách mạng Công nghiệp, các cỗ máy thị giác đời cũ – đến một phòng trưng bày nhỏ hơn ở tầng thượng, thể hiện một mỏ than với dụng cụ nguyên gốc. “Nhìn kìa con!” bà nói. “Nhìn bên kia kìa!” Và bà sẽ chỉ cho chúng tôi nhìn một cái đèn mỏ cũ. “Cha của mẹ, tức là ông ngoại các con, phát minh ra thứ đó đấy!” bà nói, và chúng tôi nghiêng đầu đọc dòng chữ: “Đèn Landau, do Marcus Landau phát minh năm 1869. Nó đã được dùng thay thế đèn Humphry Davy ngày trước.” Mỗi lần đọc dòng này, tôi đều thấy hứng thú lạ kỳ và cảm giác mình có mối liên hệ đặc biệt với bảo tàng và với ông ngoại (sinh năm 1837 và mất lâu rồi), cảm giác rằng ông và các phát minh của ông vẫn còn sống sờ sờ.

Nhưng thấu hiểu thực sự chỉ đến với tôi tại Bảo tàng Khoa học năm tôi lên 10, lúc tôi phát hiện ra bảng tuần hoàn hóa học ở tầng năm – không phải cái vòng xoáy hiện đại xấu xí của mấy người đâu, mà là một bảng hình chữ nhật đường hoàng chiếm cả bức tường, với mỗi ngăn dành cho một nguyên tố và các mẫu vật thật, nếu có: chlorine, màu vàng ánh xanh lục; bromine nâu có vệt xoắn; tinh thể iodine đen tuyền (nhưng hóa khí màu tím); mấy mẩu uranium nặng trịch; và những hòn lithium lơ lửng trong dầu. Họ còn có khí trơ (còn gọi là khí “hiếm”, “hiếm” khi tương tác hóa học): helium, neon, argon, krypton, xenon (nhưng không có radon – chắc là nguy hiểm quá). Dĩ nhiên không thể thấy được chúng trong những ống phong kín, nhưng ta biết chúng tồn tại trong đó.

Sự hiện hữu của các nguyên tố củng cố cảm giác rằng đây đúng là những khối gỗ xây nên vũ trụ, rằng cả vũ trụ đều ngụ tại đây, ở cấp độ vi mô, chính tại South Kensington này. Tôi có một cảm giác Chân và Mỹ trào dâng khi nhìn thấy bảng tuần hoàn, cảm thấy rằng đó không chỉ là thứ con người vẽ ra một cách võ đoán, mà là nhờ quan sát trật tự vũ trụ vĩnh cửu, và rằng những khám phá và tiến bộ trong tương lai, dù là gì đi nữa, cũng chỉ củng cố, tái xác nhận lại sự thật này mà thôi.

Cảm giác hoành tráng, quy luật tự nhiên bất biến, thế mà lại có thể được nắm bắt nếu chúng ta tìm hiểu đủ kỹ càng – nó đến với tôi một cách choáng ngợp khi tôi chỉ là một cậu bé lên 10, đứng trước bảng tuần hoàn hóa học ở Bảo tàng Khoa học tại South Kensington. Cảm giác đó vẫn ở bên tôi, đến 50 năm sau vẫn chưa hề suy suyển. Niềm tin và cuộc đời của tôi được định hình từ khoảnh khắc ấy; ngọn Pishag, ngọn Sinai của tôi nằm trong một viện bảo tàng.

Những đứa trẻ mê nước

Dịch từ Water Babies trong quyển Everything in Its Place: First Loves and Last Tales của Oliver Sacks

Cả tôi và ba người anh em đều là trẻ mê nước. Cha chúng tôi, từng vô địch bơi lội (ở cuộc đua 15 dặm tại Isle of Wight ba năm liên tiếp) và yêu thích bơi lội nhất đời, dẫn lối cho mỗi đứa vào dòng nước khi mới tròn một tuần tuổi. Ở thời điểm đó, bơi là bản năng, nên nói nào ngay, chưa đứa nào phải “học” bơi.

Tôi được nhắc nhớ ký ức này khi đến thăm Quần đảo Caroline, ở Micronesia; tại đó, tôi thấy đến trẻ còn chập chững tập đi cũng lặn không ngần ngại xuống đầm phá và bơi theo kiểu bơi chó. Ở đó ai cũng bơi, chẳng ai “không thể” bơi, và kỹ năng bơi lội của dân trên đảo thật siêu việt. Magellan và các hoa tiêu khác đã đến Micronesia vào thế kỷ 16 rất kinh ngạc trước kỹ năng bơi lội này và, khi nhìn họ bơi lặn, sải từ ngọn sóng này sang ngọn sóng khác, phải buột miệng so sánh họ với cá heo. Đặc biệt, đám trẻ còn thoải mái trong sóng nước đến mức có vẻ như chúng, theo lời một nhà khám phá, “giống cá hơn người”. (Cũng chính từ người dân các đảo Thái Bình Dương mà, đầu thế kỷ 20, người phương Tây đã học được kiểu bơi sải mạnh mẽ, xinh đẹp ngoài biển mà sau này họ hoàn thiện thêm – tốt hơn nhiều, phù hợp với con người hơn nhiều so với kiểu bơi ếch thông dụng trước đó)

Phần tôi, tôi không có ký ức về việc được dạy bơi; tôi nghĩ mình học bơi bằng cách bơi với cha – thông qua những sải bơi chậm, có tính toán, đi được cả dặm của ông (vốn là một người lực lưỡng nặng hơn trăm ký) không thực sự phù hợp với một cậu bé. Nhưng tôi có thể thấy cách ông già to lớn ục ịch trên cạn nhà mình hóa thân thành một con cá heo duyên dáng trong nước. Tôi có một ký ức sinh động về một kỳ nghỉ hè ở duyên hải nước Anh, chừng một tháng sau sinh nhật năm tuổi, lúc tôi chạy vào phòng cha mẹ và lay người cha to như cá voi của mình. “Đi thôi, cha!” tôi nói. “Đi bơi nào.” Ông chầm chậm xoay lưng lại và mở một mắt ra. “Con nghĩ gì mà đi đánh thức người tứ tuần như cha lúc 6 giờ sáng chứ hả?” Giờ thì ông đã mất, và tôi hiện gần gấp đôi tuổi ông khi đó, ký ức từ thuở xa xưa này bỗng thắt lòng tôi lại, khiến tôi dở khóc dở cười.

Thuở thiếu niên là giai đoạn tồi tệ. Tôi phát một loại bệnh da liễu kỳ quặc: chuyên gia này thì bảo là erythema annulare centrifugum; chuyên gia khác lại nói erythema gyratum perstans – sao cũng được, những từ đao to búa lớn làm sao, nhưng họ cũng bó tay, và người tôi đầy vết đau muốn khóc. Nhìn như, hay cảm thấy như, thằng hủi, tôi chẳng dám cởi bỏ quần áo ở bãi biển hay bể bơi, và chỉ có thể làm thế nếu may mắn tìm ra một cái hồ heo hút ở đồng bằng hay vùng núi.

Đến thời ở Oxford, da tôi bỗng lành lại, và tôi thở phào nhẹ nhõm đến mức muốn bơi trần truồng, để cảm nhận được làn nước mơn man từng phần của mình, không có gì cản lại. Đôi lúc tôi đi bơi tại Parson’s Pleasure, khúc uốn của sông Cherwell, một khu bảo tồn có từ thời 1680 hay trước nữa để tắm khỏa thân, và được quây quần bởi các hồn ma của Swinburne và Clough. Vào những chiều hè, tôi thường lao đầu xuống dòng Cherwell, tìm một chốn cô quạnh để cắm mình, rồi lười nhác bơi qua lại đến hết ngày. Đôi lúc, ban đêm, tôi sẽ chạy đường dài cạnh bờ sông Isis, qua Iffley Lock, ra xa khỏi ranh giới thành phố. Và rồi tôi sẽ lặn xuống bơi trên dòng sông đó, đến khi dường như tôi và sông hòa vào làm một.

Bơi lội trở thành đam mê tột bậc thời tôi ở Oxford, và từ đó không còn đường quay đầu. Khi tôi đến New York, khoảng giữa thập niên 1960, tôi bắt đầu bơi ở Orchard Beach tại Bronx, và thi thoảng sẽ bơi vòng quanh City Island – tốn của tôi nhiều giờ. Cũng chính bằng việc bơi lội mà tôi tìm ra căn nhà mình sống suốt 20 năm: có lần tôi dừng bơi giữa chừng để ngắm một cái vọng lâu quyến rũ gần bờ sông, bước lên bờ rồi đi dọc con đường, thấy một căn nhà màu đỏ đang rao bán, được chủ nhà còn đang hoang mang dẫn đi giới thiệu (lúc tôi còn ướt sũng), đi đến chỗ môi giới nhà đất và thuyết phục cô ta rằng tôi có ý mua (cô ấy không quen tiếp khách hàng mặc đồ bơi), lại ào xuống nước ở bên kia đảo, và bơi về Orchard Beach, thế là đã có một căn nhà.

Tôi thường bơi ngoài trời – thời còn cường tráng – từ tháng 4 đến tháng 11, còn mùa đông thì bơi hồ trong nhà. Năm 1976-77, tôi được vinh danh Người bơi Đường dài Hàng đầu ở Mount Vernon, tại Winchester: tôi bơi 500 vòng – chừng sáu dặm – trong một cuộc thi và sẽ còn bơi tiếp nhưng giám khảo bảo, “Đủ rồi! Làm ơn về nhà giùm.”

Người ta có thể nghĩ 500 vòng sẽ chán và đơn điệu nhưng tôi chưa từng thấy bơi lội chán hay đơn điệu bao giờ. Bơi lội mang đến cho tôi một thứ niềm vui, một thứ an lành bạo liệt đến mức đôi lúc thấy như thuốc lắc. Khi bơi, cả người tôi hòa vào đó, trong mỗi sải tiến, và cùng lúc tâm trí tôi có thể trôi nổi tự do, ảo diệu, như trong cơn mê. Tôi chưa từng biết thứ gì mãnh liệt, vui thú lành mạnh như thế – và tôi nghiện đi bơi, không bơi được thì cáu bẳn.

Duns Scotus, vào thế kỷ 13, có nói về “condelectari sibi”, niềm vui đến từ việc thử thách ý chí; và Mihaly Csikszenmihalyi, thời nay, nói về “dòng chảy”. Có thứ gì đó rất đúng đắn về bơi lội, về dòng chảy và tính nhạc của nó. Và rồi có kỳ quan bềnh bồng, cảm giác được lơ lửng trong thứ vật chất dày trong suốt nâng đỡ và ôm chầm lấy ta. Người ta có thể di chuyển trong nước, chơi với nước theo cách không tìm thấy trên cạn, trong không khí. Người ta có thể khám phá tính chuyển động, dòng chảy của nó, cách này hay cách khác; người ta có thể di chuyển tay như cánh quạt và chân vịt ; người ta có thể trở thành thủy phi cơ hay tàu ngầm, nghiên cứu tính vật lý của dòng chảy bằng cơ thể mình.

Và, ngoài những điều này, bơi lội còn có tính biểu tượng – những vang vọng trong tưởng tượng của nó, tiềm năng thần thoại của nó.

Cha tôi từng gọi bơi lội là “tinh chất cuộc đời”, và có vẻ với ông đúng vậy thật: ngày nào ông cũng bơi, khi về già mới giảm lại, đến khi tận 94 tuổi. Tôi hy vọng mình có thể theo bước ông, và bơi đến chết mới thôi.

Chúng ta: chúng ta là ai?

Bài viết có tiết lộ nội dung, vui lòng đừng đọc trước khi xem phim

Là phần tiếp theo của Get Out do Jordan Peele đảm nhận cả 3 vai trò đạo diễn, biên kịch, và nhà sản xuất, Us tiếp tục con đường lấy kinh dị làm nền để vẽ nên thông điệp vừa cá nhân vừa thời sự vốn không kinh dị như người ta tưởng.

Nhưng thực ra lại kinh hoàng hơn bất kì thứ quái vật hay ma quỷ nào.

us-hands-across-america-1553123723

Ngay từ cái tên (dù không rõ Peele có ý này không), Us đã thông báo cho khán giả biết tính trầm lắng hơn của mình. Get out là một lời ra lệnh, là sự dằn mặt, là ranh giới tôi/anh (và cũng là tiếng hô đầu tiên cho mọi người biết khả năng làm phim kinh dị của Peele). Us, thỏ thẻ, chất kinh dị nếu bắt bẻ gắt thì không còn “chất” như Get Out, nhưng nhiều tầng hơn. Là chúng tôi/các người, hay chúng ta? Mà chúng ta là ai: tôi và tôi hay tôi và anh?

1. Tôi và tôi

Ngay từ khi gia đình Tethered đột nhập được vào nhà Red, chữ shadow được thốt ra đã là hơi quá lộ liễu cho một bộ phim kín kẽ. Nhưng thôi, cứ tạm cho qua. Bất kỳ ai từng biết về Carl Jung đều biết đến khái niệm the shadow. Thường bị biết đến với hình ảnh “mặt tối” trong tâm thức con người, nhưng the shadow thực ra chỉ là mặt chưa từng được nhận ra hoặc bị chối bỏ, vùi lấp của con người. Và càng bị đẩy vào góc tối xa khỏi ánh sáng (như lời được nói trong phim), nó sẽ càng khó kiểm soát một khi có cơ hội được lộ diện.

Khi bị đẩy vào cuộc chiến sống còn, the shadow mới thực sự lộ mặt. Nhưng ở đây, tôi chưa muốn nói đến sự đấu tranh của the Tethered, chỉ nói về từng nhân vật. Mỗi khi bị dồn đến đường cùng, và phải giết hoặc bị giết chính shadow/Tethered của mình, mỗi nhân vật người đều có những biểu cảm man di như chính đối phương. Và nếu bạn bước vào rạp giữa chừng, liệu bạn có nhận ra ai mới là phản diện?

Mà thực ra nếu bạn có ngồi trong rạp từ đầu cũng thế, ai là kẻ phản diện liệu bạn có nhìn ra nếu không có cảnh bóc trần sự thật cuối cùng? Họ và shadow của họ, được thấy và bị che đi, được thuần dưỡng với tương tác và bị bỏ lơ trơ trọi, có thật sự khác nhau? Một Tethered hoàn toàn có thể học được tiếng nói khi có điều kiện, một con người hoàn toàn có thể mất dần khả năng vốn đã có khi bị kìm hãm. Theo Carl Jung, hoàn cảnh xung quanh cũng giúp tạo nên the shadow. Chính là như thế.

Tôi nhìn nhận mình có hơi chậm chạp khi mãi đến cái vũ khúc showdown mới nhận ra, dù nhẽ ra với kinh nghiệm xem Fight Club thì phải bắt ngay được kiểu thoại “i have been telling you the truth all along, you didn’t choose to see it”.

2. Chúng tôi và Các người

Từ Get Out, chủ đề phân biệt chủng tộc đã được nhắc đến. Us cũng vậy, nhưng đa dạng hơn một chút.

Câu thoại “we are Americans” tưởng chừng trái khoáy vừa là chìa khóa mở nút thắt phim vừa là câu gào thét đớn đau của một nhóm thành viên bị đẩy ra rìa. Trong phim, dù là bản sao (theo kiểu công nghệ nào đó), họ vẫn là thành viên nước Mỹ. Ngoài đời, phải chăng có không ít nhóm “chúng tôi (cũng) là người Mỹ mà” bị đối xử dưới quyền tối thiểu của một công dân? Và hình như đâu đó, dù không phải vì màu da hay quốc tịch, vẫn luôn có những nhóm bị tước đi “quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Hands across America xuất hiện đầu phim (ước lệ, trên quảng cáo, mang tính khái niệm) và cuối phim (cụ thể, hiện thực, bằng xương bằng thịt) như một giấc mơ Mỹ từng khiến The Comedian (Watchmen) thốt lên chua chát “it came true”. Đầu phim, đó là một giấc mơ nối kết, tạo dựng một đất nước chan hòa khắn khít. Cuối phim, đó là một lời tuyên bố/statement. Nhưng là của cái gì? Theo lời Red, là để thế giới bên trên nhận ra sự tồn tại của Tethered. Nhưng nhìn từ góc skyview cuối phim, có lẽ ai cũng nhận ra nó ám chỉ cái gì. Một bức tường, như bao bức tường khác, để phân định ranh giới, để chặn sự giao hòa, và dĩ nhiên, ám chỉ bức tường Trump muốn dựng. Nhưng nếu chỉ để mỉa mai Trump (cùng quyết định của gia đình chính là nên chạy đến Mexico aka làm dân tị nạn/nhập cư) thì hơi xoàng. Không. Đó là một bức tường người, không phải từ gỗ đá. Ai dựng được nó? Là từng con người có cùng niềm tin “họ không phải là chúng ta”. Một bức tường ngớ ngẩn thành sự thật thì đã sao? Nhưng một bức tường dựng từ sự bất an vì sợ cái khác biệt, nó đáng sợ, dễ dàng được dựng và khó phá bỏ hơn rất nhiều.

Túm lại, nếu muốn coi phim kinh dị vì muốn được tăng adrenaline thì thôi đừng coi Us, muốn coi phim có twist thì thôi coi cũng tạm (vì thực sự cái twist đó có thể để mập mờ), nhưng nếu muốn coi phim chỉn chu có thông điệp thì nên đi coi.

Dù tui cũng hơi ngán phim thông điệp phi-cá-nhân rồi.

2017

Never have I thought I would write a year end entry again. Since a life time ago.

2017 feels like a sandwich to me. Six months in between were dreamy and tasty. But the two slices stroke me like bad grain bread, full of genuine joy and deep pain.

Jan and Feb were fine, until I had a severe mental breakdown in Mar. More than a year had passed in my morbid 2015, but during a sunny afternoon in Mar, all my suicidal thoughts flooded back. I was angry at myself for letting me crippled by such thoughts again, though there was nothing I could do to stop it. Luckily enough, I crawled back to a better state after a week (or so) crying myself to sleep and riding the bike so recklessly I couldn’t imagine I did upon looking back.

The following six months were full of weird surprises that my mind had to use its full force to decipher. Perhaps it’s partly why I felt neutral most of the time.

But since Oct, my mental state swung violently again.

Until these very final days of 2017, I still have to clutch the teacher’s desk in my classroom at least once during class time to hold myself together. I answer my students’ question “why don’t you ask us to erase the board for you?” with “I’d like to do everything myself”, while in fact those short moments I can turn my back on them are some very rare chances I don’t have to fake a smile. My self hatred rises along with my happiness. Every moment I feel truly happy is immediately followed by “I don’t deserve this”. I am torn between the desire to let myself out of my mind control and just enjoy life as it is now, cos it’s actually better, and the guilt which keeps telling me to switch back to the solitude life I have led for more than 20 years. I ride to work and back home with regular tears brimming over the eyelids. Unlike 2015 when I could sometimes sink into the self pity pool to curse at every manifestation of abuse and neglect I’ve been through, this year self hatred is all I can sense around me.

I feel happy and thankful right now, but always with a shadow of shame and self disgust. I’m even confused by all the social arrangements I’m making these days, as if I was afraid of being thrown into the “No one would stick around” reality again. During the day, my smile is genuine. But as night falls, my demons are as real. I’ve no good night sleep for a long time and every dream I’ve had was so full of real concerns that I can’t even find escape in such mental state.

I truly want to live this year. And live happily. With confidence, with self worth, with joy. But the nearer I am to such positivity, the clearer my vision that I will hurt and destroy all being so good to me right now becomes.

shame

I’ve always imagined what will remain of each human if they get boiled down to the core. Like the old question “what is your core value”. I know and believe that each individual is a tapestry of what they’ve been through and who they’ve been through with. You cannot burn down the whole thing and hope to find a single thread ruling them all. No. Absolutely not. And I know that.
But what if we must choose one, what will each of us be? And how ugly one must look when what’s left after the fire is not sadness, not rage, not any emotions that either expose people or exterminate them, but the one that makes all of us act and hide and destroy others to conceal? Shame. Yes. Shame.

We’ve read all kinds of articles examining the destruction of self and others around us when we are shamed of anything we are born with or gather through the years. Sexuality. Lifestyles. Jobs. Hobbies. Choices of partners. But how about our selves?

What if I told you that I’m always and ultimately feeling shameful of who I really am?

Shame makes people feel they don’t deserve to be seen as good. And if they can change their situations, they will, in a heartbeat, to feel worthy. How can you change who you really are?

Shame shuts people out. No good one in this world deserves to be harmed or hurt or contaminated by the decayed. If you are a disease, would you let yourself spread?

It feels great to be around good people, and I need that more than anything in life. Who doesn’t want to see a better world than their current one? But shame comes back after every joyful moment I go through. If you are convinced that the world will always be a better place without people like you, what you think you should do is exactly what I’ve been thinking.

But again, you see good people needing your help. Its not that you’re irreplaceable (no one is). But if you think they can make the world a little brighter, will you not stay? The more you stay, the heavier your shame is. Demons are fascinated by light. But they are allergic to it. Can’t live in the mind without light. Can’t live, as what living should mean, with them either.

Even my good traits (as regarded by others) being me shame. Take understanding for one example. You may think understanding and empathy only bring goodness. How about you understand and sympathize with even the worst kinds of human? With all the fucking insecurities and hypocrisy that drive humans into hurting each other? 

A realist knows what must be done. A dreamer know what should be treasured. Dangling among them, as well as among other two opposing entities, it’s impossible to feel good. Why not taking a stand and fight like there’s no tomorrow? Why just existing and passively supporting when asked? Because I can’t. I just can’t. Whatever I know, whatever I used to feel, each and every comparison between what I should have felt and done and what really happened, lead to the same old Rome that should be burnt down to the ground years ago. That nothing good ever grows out of me. That there is a deep state of decaying growing every second. That shame is the only emotion I’ve ever truly felt.

Shame hurts like hell, if you’d ask. But it doesn’t leave you vulnerable or honest for a chance to be fixed. It writes and directs an elaborate play with various characters for you to immerse yourself into. It prevents you from taking any remedies offered by any good friend or family out there, cos you are NOT worth it. Not of anyone’s time or effort or affection. 

Oh and one more thing, it’s not even worth writing about. You cannot show this to the ones you want to know about it the most. Cos no, you cannot. Between shutting up and letting them think you’re fine or troubleless so that they go to your support when their demons are haunting them, and burdening their shoulders which have carried too much hence destroying the beauty this world dearly need, what must be chosen? The answer is obvious.

(And again, they perhaps just don’t care. Which is slightly possible. Which might be the main reason I don’t want to. Which makes this piece of writing no more than a coward’s rambling shit.)

(Admitting the truth will set you free. Yes. With a cost. Every time I admit my lack of humanity to anyone, including myself, I felt a stab in the chest. Sometimes almost suffocating. And those wounds don’t become scars. It keeps bleeding.)

(And no, it’s not the shame depression brings to people. I went through depression two years ago. I know what that kind of shame feel like. I was suicidal before. I know what it feels like and causes human to think. The necessity to just vanish from this beautiful world to make it one particle better feels different)

it’s not that I am unloved. My family and friends are good people and they care for me in their own way. But I’ve never been loved for who I am. 

Video

how watching Doctor Who is like befriending an adult stranger, and what it tells me about experiencing life

It goes rather similar to this song

Knowing each other as children is easy. Most of us had a rather simple life story before we met. We knew we could trust each other and have fun regardless of the background we had. When you went asking their friends and/or the adults, the remarks on them you received were pretty much unanimous.

Things change drastically when we become adults. We change, we go through trauma and joy, we get enlightenment and red pill moments, our perspectives are challenged and twisted and expanded. People’s views on us can be chalk and cheese, time and space give different narratives about us. And “you never know how many things had to happen exactly right for you to meet” (as beautifully described in moment of tangency)

We hadn’t met or thought
That could be possible.

Jumping into one’s life with history, as well as Doctor Who (NuWho), requires courage and persistence. There is no way to know the one in front of us is genuine or misleading. It is also impossible to trace back to the very beginning of them, and even if we can, does it really matter? Are you befriending the little child they used to be, or them as they are now? Knowing is always better, since you know how to treat them the way they deserve, how to appreciate their efforts to get through life, how to avoid wounding them the way they used to be. If you feel fine running with 9, does it matter if the other 8 irk you or are not your cup of tea?

When you want to know more about them, you go ask their friends. When you want to know more about Doctor Who, you wander through the fanpages. What do you find? Hundreds of interpretations ranging from loving the hero to loathing the jerkass, sometimes within the same post. Who to trust? That is the question only you, along with your interaction with your friends, can answer. In both scenarios, their history is something you feel grateful for.

I’m glad you had your life
So good to listen to your past
All of those things brought you
With me and now we’re two.

Then maybe one day, they are not the ones they presented to you when you first met them (and you are not the old you either). How much is within your mutual tolerance and how much is pushing the red button on friendship? What is recreating the character and what is ruining him/her? If the worst case scenario happens, will it be the endgame or the game can be rewritten if the same transformation process occurs again in the future?

Both these fictional and real processes bring risks, sometimes a colossal one, to one’s life. But at the same time, great chance for development. None can know what that turning point turns out to be, until it has already happened. (And in case you are wondering what a fan can do to Doctor Who, do a wild search on Big Finish)


So, personally speaking, what does any of this rambling have anything to do with my life?

Everything.

I’ve got the best (and the worse, perhaps) friendship can offer after I went through this lesson Doctor Who taught me. My connections to people get wider and more fulfilling, my ability to bring something to the friendship gets more versatile and better (I think).

oh, and one more thing, without hope – without witness – without rewards

(just kidding, those have been the basics of friendship, Doctor Who just puts together a better string of words for them)